Thành viên hiện tại

DTKP

TS. Đặng Thị Kim Phụng

Trưởng nhóm

TS. Đăng Thị Kim Phụng là giảng viên của Bộ môn Xã hội học, đồng thời là Trưởng nhóm Nghiên cứu Lý thuyết và các vấn đề xã hội toàn cầu (GIST), thuộc Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Tôn Đức Thắng, Việt Nam.

Bà nhận được tài trợ nghiên cứu của Quỹ Newton Mobility Grant (British Academy) với dự án: Between Dark Heritages and Ecotourism: Post- colonial Ecologies in Vietnam (2018-2019). TS. Kim Phụng hiện đang giảng dạy các môn Môi trường và Xã hội, Môi trường và Phát triển, và Thiết kế và Đánh giá Dự án cho chương trình cử nhân xã hội học. Bà cũng đảm nhận các môn Phân tích định tính nâng cao Viết bài báo khoa học xã hội trong chương trình cao học xã hội hoc.

TS. Kim Phụng nhận bằng Thạc sĩ Quản lý Đa dạng Sinh học tại Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển, và bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ về Chính sách và Quản lý của Đại học Wageningen, Hà Lan. Bà từng là chuyên gia lâm nghiệp tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉnh Tây Ninh, sau đó là Phó giám đốc Vườn quốc gia Lò Gò- Xa Mát, tỉnh Tây Ninh, phụ trách về du lịch sinh thái và môi trường.

Các chủ đề nghiên cứu chính của TS Kim Phụng bao gồm quản trị, diễn ngôn và mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, xã hội và sự phát triển. Mối quan tâm gần đây của bà trong nghiên cứu là những tác động xã hội của du lịch tại Việt Nam.

>> Công bố khoa học: Tại đây

TS. John Hutnyk

Nghiên cứu viên

John Hutnyk là Phó Giáo sư tại Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Ông có bằng Tiến sĩ tại Đại học Melbourne và từng là Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Jadavpur, Ấn Độ; Đại học Quốc gia Chiao Tung, Đài Loan; Đại học Thành phố Nagoya Nhật Bản; Đại học RMIT ở Úc; Đại học Mimar Sinan ở Thổ Nhĩ Kỳ; Đại học Heidelberg; Đại học Zeppelin và Đại học Hamburg, Đức.

Trong mười bốn năm, ông làm việc tại Đại học Goldsmiths ở Luân Đôn và từ năm 2008 là Giáo sư Nghiên cứu Văn hóa.

Những cuốn sách gần đây nhất của Hutnyk là: Pantomime Terror: Music and Politic (Zero books 2014); và Global South Asia on Screen (Bloomsbury 2018; và ở Ấn Độ với Aakar Books 2019).

>> Công bố khoa học: Tại đây

Michellangelo-Paganopoulos

TS. Michellangelo Paganopoulos

Nghiên cứu viên

Michelangelo Paganopoulos có mối quan tâm lớn đối với nghiên cứu liên ngành trong lĩnh vực nghệ thuật và nhân văn.

Ông có bằng cử nhân về Điện ảnh và Truyền hình từ Glasgow University, sau đó lấy bằng tiến sĩ nhân học xã hội tại Goldsmiths, University of London. Một trong những nghiên cứu của TS. Paganopoulos liên quan đến hai tu viện đối nghịch nhau tại của Núi Athos ("Land of the Virgin Mary: An Ethnography of Monastic Life on Mount Athos", CCA, research.gold.ac.uk/6537/.

Trong nghiên cứu này, ông đã sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng trong nghiên cứu thực địa. TS. Paganopoulo đã giảng dạy các khóa học về Phương pháp nghiên cứu nhân học (định tính và định lượng), Nhân chủng học trong tôn giáo, Biểu tượng & hệ thống biểu tượng, Nguyên tắc chung của Nhân học, Nhân học xã hội nhập môn tại Khoa Nhân học, Đại học Goldsmiths.

Ngoài ra, ông cũng đóng góp cho chương trình giảng dạy về khóa học Nhập môn nghiên cứu điện ảnh tại Khoa Giáo dục, đại học Goldsmiths. Là một phần của sự tham gia của ông với giới nghiên cứu nhân học, TS. Paganopoulos làm thành viên tình nguyện của Hiệp hội Nhân học xã hội Anh và Khối thịnh vượng chung trong giai đoạn 2014- 2016.

Ông tham gia một số hội nghị quốc tế (RAI, ASA , EastBordNet, Viện LSE Châu Âu) và giữ vai trò chủ tọa thảo luận hai panels ASA (ASA12 Jawaharlal Nehru University & ASA15 tại Exeter University).

Gần đây, ông đã biên tập ấn bản In-Between Fiction and Non-Fiction: Reflections on the Poetics of Ethnography in Literature and Film (Cambridge Scholars, 01/5/ 2018, ISBN 1527508331, 9781527508330). Ấn bản này là tập hợp các bài viết về mối quan hệ tương tác giữa các thể loại kể chuyện hư cấu và phi hư cấu và tác động thực tiễn của chúng đối với sự hình thành ý thức thế giới. Các bài báo của ông trên các tạp chí khoa học về nhân học & nghiên cứu văn hóa bao gồm các bài báo về sự hình thành một xã hội thế giới theo lý thuyết của nhà triết học Đức Immanuel Kant và mối quan hệ giữa nghệ thuật, công nghệ và đời sống xã hội.

>> Công bố khoa học: Tại đây